08:00 - 21:00

Điểm Chết wifi: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Điểm chết wifi là một trong những lý do khiến chúng ta không thể kết nối vào mạng wifi. Hãy cùng T2QWIFI tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục trong nội dung sau đây.

Mặc dù đã lắp đặt wifi trong nhà, nhưng khi ở một số vị trí trong nhà, chúng ta vẫn không thể kết nối vào mạng được, đây chính là điểm chết wifi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và làm thế nào để giảm thiểu và xóa bỏ các vùng chết của tín hiệu wifi? Hãy cùng T2QWIFI tìm hiểu chi tiết trong nội dung được chia sẻ dưới đây. Theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân gây ra điểm chết wifi

diem chet wifi

Điểm chết wifi là khu vực nhận được rất ít hoặc không có tín hiệu wifi, thường xảy ra do các điều kiện về môi trường, mô hình lắp đặt, cấu hình phần cứng của wifi.

Các bộ phát wifi cũ thường chịu tải thấp và không có khả năng truyền sóng xuyên qua những bức tường dày. Ngoài ra, cũng có trường hợp người dùng đặt bộ định tuyến vào ngăn kéo kim loại làm cản trở khả năng truyển tải của sóng vô tuyến.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý về những khác biệt giữa băng tần 2.4GHz và 5GHz. Băng tần 2.4GHz có tầm bao phủ tốt và rộng hơn, khả năng xuyên vật cản tốt hơn 5GHz. Tuy nhiên, thông lượng truyền tải 2.4GHz có hiệu suất kém hơn 5Ghz.

Nếu chỉ sử dụng băng tần 2.4GHz, thì sẽ gây ra độ nhiễu cao khi tất cả thiết bị trong 1 khu vực đều dùng chung 1 tần số. Lúc này, băng tần 5GHz sẽ phát huy khả năng chống nhiễu và tốc độ truyền tải cao trong 1 không gian nhỏ, thoáng đãng, không có vật cản.

Cách phát hiện điểm chết wifi

Để tìm ra điểm chết wifi bạn hãy dùng điện thoại hoặc laptop đã kết nối wifi và di chuyển xung quanh nhà để phát hiện những vị trí thanh đo tín hiệu ở mức thấp nhất.

Bên cạnh đó, WifiInfoView là 1 ứng dụng miễn phí hoạt động trên các thiết bị Windows, ứng dụng cho phép bạn biết được tín hiệu bị giảm ở vị trí nào, từ đó có thể cân nhắc thay đổi vị trí bộ định tuyến wifi, bổ sung thiết bị Repeater hoặc thiết lập Wifi Mesh giữa các thiết bị phát wifi cùng hãng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải ứng dụng inSSIDer cho Android. 

Hiện nay các thiết bị phát wifi như Ubiquiti U6-LR hay EnGenius ECW220S có tích hợp sẵn công cụ phân tích môi trường RF, điều chỉnh kênh truyền tải, cường độ sóng tự động để thu hẹp phạm vi điểm chết wifi.

Cách khắc phục vùng tín hiệu chết của wifi

cach khac phuc diem chet wifi

Để khắc phục điểm chết của wifi thì bạn nên:

Vị trí đặt bộ phát wifi tốt nhất

Bạn nên đặt bộ phát ở nơi thoáng đãng, có ít vật cản, tốt nhất là nên đặt ở trung tâm ngôi nhà để sóng có thể phủ khắp nhà. Tuy nhiên, vị trí lắp đặt còn phụ thuộc vào thiết kế của kiến trúc. Chẳng hạn: 2 căn phòng được ngăn cách bởi 1 bức tường dày, dù đặt thiết bị lên tường thì tín hiệu cũng không thể truyền qua phía bên kia ổn định. Vì vậy, để khắc phục bạn cần đặt 2 thiết bị phát gắn tường ở cả 2 căn phòng. 

Ngòa ra, các thiết bị phát thường được thiết kế để gắn lên trần nhà, vì vị trí này có ít vật cản, giúp tín hiệu truyền mạnh và ổn định.

Sử dụng công nghệ phủ sóng wifi

Công nghệ phủ sóng wifi sẽ giúp cải điểm chết wifi, tiêu biểu cho công nghệ này là giải pháp Wifi Mesh. Hệ thống Wifi Mesh gồm nhiều thiết bị có sự tương thích, đồng bộ về thông số kỹ thuật và phần cứng, được bố trí trong không gian để ra một mạng lưới mạnh mẽ.

Một số hệ thống Wifi Mesh ngoài hai kênh 2.4GHz và 5GHz còn có 1 bộ phát sóng chuyên biệt để giao tiếp giữa các điểm AP với nhau.  Đặc biệt, bạn có thể quản lý toàn bộ thiết bị phát trên điện thoại thông minh, laptop, PC.

Ngoài ra, bạn có thể dùng Repeater để mở rộng vùng phủ sóng bằng cách nhân bản tín hiệu wifi của thiết bị định tuyến gốc. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất mạng không dây, khiến thiết bị không dây không thể gửi và nhận thông tin cùng lúc. 

Các thiết bị phát wifi lý tưởng giúp xóa bỏ điểm chết

Sau đây là một số bộ phát wifi có khả năng xóa bỏ điểm chết.

UniFi U6 Lite

bo phat wifi UniFi U6 Lite khac phuc diem chet

UniFi U6 Lite là bộ phát wifi băng tần kép chuyên dụng có thông lượng tổng lên tới 1.5Gbps, tốc độ băng tần 2.4GHz đạt 300Mbps và băng tần 5GHz lên đến 1.2Gbps. Thiết bị sử dụng công nghệ wifi 6, 2 luồng hiệu suất cao, hỗ trợ 150 user truy cập đồng thời.

UniFi U6 Lite có công suất phát mạnh mẽ, phủ sóng rộng rãi, giúp xóa bỏ hoàn toàn điểm chết trong nhà. Ngoài ra, Phần mềm quản lý UniFi Controller có đầy đủ các tính năng hỗ trợ người dùng trong việc cấu hình và tối ưu thiết bị.

Aruba Instant On AP 22

Aruba Instant On AP 22 là bộ phát wifi 6 hiệu suất cao, có thể xử lý 75 user đồng thời kết nối, thông lượng tối đa ở cả 2 băng tần hơn 1.7Gbps. Thiết bị tích hợp hệ thống anten đa hướng có độ nhạy cao, đảm bảo phủ sóng rộng khắp ngôi nhà.

Bên cạnh đó, công nghệ MU-MIMO 2×2:2 kết hợp Beamforming sẽ giảm thiểu tối đa việc suy giảm tính hiệu và nâng cao khả năng truyền nhận dữ liệu đồng thời trên nhiều anten.

Xem thêm: Top 7+ Bộ Phát Wifi Outdoor Mạnh & Tốt Nhất Hiện Tại

Hy vọng qua những thông tin mà T2QWIFI vừa chia sẻ, bạn đã biết thế nào là điểm chết wifi và cách khắc phục tình trạng này. Nếu thấy kiến thức bổ ích hãy chia sẻ để mọi người xung quanh biết nhé!

Tin liên quan
Tìm hiểu chi tiết về MCSA là gì, các loại chứng chỉ MCSA mới nhất và những lợi ích khi có loại chứng chỉ này
SMB là gì, cách thức hoạt động, chức năng chính, lợi ích khi sử dụng SMB và những thông tin liên quan khác
SAN là gì? Tại sao SAN lại đóng vai trò quan trọng trong công nghệ thông tin? Tìm hiểu thông tin chi tiết về SAN ngay TẠI ĐÂY
youtube
youtube
youtube
error: Content is protected !!