08:00 - 21:00

Usb Wifi là gì? Cấu Tạo, Chức Năng, Lý Do Nên Sử Dụng USB Wifi

Usb wifi là gì? nó có cấu tạo và chức năng ra sao? đang được rất nhiều bạn quan tâm khi lựa chọn một thiết bị hỗ trợ bắt sóng wifi khắc phục tình trạng giật lag, mất kết nối…Bài viết sau đây của T2QWIFI sẽ giúp bạn giải đáp các vướng mắc đang gặp nhanh nhất, theo dõi ngay!

Hiện nay, mạng wifi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc và học tập.Tuy nhiên, nhiều bạn khi sử dụng laptop hay máy tính bàn gặp phải vấn đề mạng bị chập chờn, mất kết nối hoặc bị giật lag, ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Một giải pháp mà bạn không thể bỏ qua giúp khắc phục tình trạng này chính là thiết bị hỗ trợ bắt sóng – usb wifi.

Vậy usb wifi là gì? nó có thật sự giúp bạn khắc phục mọi tình trạng thường gặp về mạng wifi phía trên. Tất cả sẽ được giải đáp thông qua nội dung bài viết sau đây.

Usb wifi là gì?

Usb wifi hay Adapter wifi là thiết bị điện tử có cấu tạo giống cổng cắm usb và có thể kết nối với máy tính qua đường usb. usb wifi sẽ nhận sóng từ router hay modem giúp sóng ổn định hơn và không còn hiện tượng mất kết nối, mạng giật lag, chập chờn.

Usb wifi là gì?

Usb wifi là gì?

Nhờ biết đến khái niệm usb wifi là gì? chắc hẳn các bạn thường sử dụng máy tính để bàn, laptop đã có giải pháp giúp việc truy cập internet trở nên dễ dàng và thuận tiện nhất rồi phải không? Bạn chỉ cần cài đặt driver của usb wifi rồi cắm thiết bị vào cổng usb của máy là có thể sử dụng wifi mượt mà, ổn định hơn rồi.

Cấu tạo của usb wifi

Trên thực tế, có rất nhiều dòng usb wifi được đưa ra thị trường với cấu tạo có sự khác biệt. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị  Adapter  hiện nay đều có 3 phần chính như sau:

  • Phần tiếp xúc với cổng usb: Được thiết kế vừa với cổng kết nối với usb trên máy tính .
  • Cần phát sóng: Đây là bộ phát wifi của thiết bị, đặc biệt quan trọng mà một chiếc usb wifi nào cũng có.
  • Vi mạch usb wifi: Bộ phận này còn được gọi là “trái tim” của thiết bị, tương tự như một vi mạch điện tử mini.
Cấu tạo của usb wifi

Cấu tạo của usb wifi

Chức năng của một chiếc usb wifi

Theo như khái niệm usb wifi là gì? Chắc nhiều bạn cũng đoán được chức năng của thiết bị “tuy nhỏ mà có võ” này rồi. Nó có nhiệm vụ tiếp nhận sóng wifi từ các router, modem hoặc các thiết bị phát sóng wifi gốc. Sau khi tiếp nhận, usb wifi sẽ phát lại sóng cho máy tính bàn hoặc laptop.

Nhờ có usb wifi, tốc độ wifi sẽ luôn ổn định cho thiết bị nhận và không xảy ra các trường hợp ngắt kết nối, giật lag do mạng yếu nữa.

Lý do nên sử dụng usb wifi cho máy tính

Những dòng máy tính để bàn thường không được tích hợp card wifi hoặc laptop đã sử dụng lâu nên card wifi bị hư hỏng. Vì vậy để thuận tiện trong công việc và sử dụng mạng wifi thì việc sắm ngay một usb wifi cực kỳ hữu ích. Ưu điểm vượt trội khi sử dụng thiết bị này như sau:

  • Khi dùng usb wifi sẽ không cần phải kéo dây và dùng dây mạng để kết nối internet cho máy bàn, khiến tiết kiệm thời gian và không có dây nối rườm rà, mất thẩm mỹ.
  • Dù card wifi của laptop bạn đã hỏng nhưng không cần quá lo lắng, bạn vẫn sử dụng máy truy cập mạng bình thường nhờ usb wifi, vừa nhanh gọn vừa tiết kiệm được khoản chi phí thay mới card wifi (có thể không còn linh kiện thay thế vì đã quá cũ).
  • Sử dụng usb wifi giúp bạn truy cập mạng mượt mà, ổn định, các công việc cũng đều trôi chảy hơn. Tránh được bực bội, stress khi mạng internet không như ý muốn.
  • Hỗ trợ bắt sóng wifi dễ dàng, ổn định trong mọi tình huống.
Lý do nên sử dụng usb wifi cho máy tính

Lý do nên sử dụng usb wifi cho máy tính

– Tham khảo thêm: 

Phía trên là tất tần tật mọi thông tin giúp bạn trả lời usb wifi là gì? Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu chọn mua thiết bị mạng chính hãng – giá rẻ – chất lượng thì liên hệ ngay với T2QWIFI qua số hotline 0903.797.383 để nhận hỗ trợ nhanh 24/7.

Tin liên quan
Tìm hiểu chi tiết về MCSA là gì, các loại chứng chỉ MCSA mới nhất và những lợi ích khi có loại chứng chỉ này
SMB là gì, cách thức hoạt động, chức năng chính, lợi ích khi sử dụng SMB và những thông tin liên quan khác
SAN là gì? Tại sao SAN lại đóng vai trò quan trọng trong công nghệ thông tin? Tìm hiểu thông tin chi tiết về SAN ngay TẠI ĐÂY
youtube
youtube
youtube
error: Content is protected !!