08:00 - 21:00

Ipsec Là Gì? Vai Trò Của IPSec

IPSec là gì? Cách thức hoạt động, giao thức và chế độ hoạt động gồm có những gì? Hãy cùng T2QWIFI giải đáp mọi thắc mắc trên qua nội dung dưới đây nhé.

IPSec là một bộ giao thức hàng đầu được thiết kế để bảo mật các giao tiếp, đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ các kết nối mạng khỏi các mối đe dọa như nghe lén, giả mạo dữ liệu và tấn công trung gian.

Để hiểu rõ hơn về các khái niệm cơ bản IPSec là gì cũng như vai trò và hoạt động mà giao thức này mang lại trong việc đảm bảo an toàn cho các giao tiếp mạng hiện tại hãy cùng T2QWIFI tham khảo nội dung được chia sẻ sau đây. Đừng bỏ lỡ bạn nhé.

IPSec là gì?

ipsec la gi

IPSec, viết tắt của Internet Protocol Security, là một bộ giao thức được sử dụng bảo vệ dữ liệu khi truyền qua mạng Internet bằng cách mã hóa thông tin và tạo kết nối an toàn giữa người dùng và mạng doanh nghiệp. Đây là một trong những công nghệ chủ chốt thường được sử dụng để thiết lập VPN (Virtual Private Network).

IPSec VPN là gì?

VPN là một kết nối được mã hóa giữa hai hoặc nhiều máy tính, cho phép trao đổi dữ liệu qua các mạng công cộng. Dù dữ liệu di chuyển qua các mạng công cộng, nó vẫn được bảo mật và giữ tính riêng tư nhờ vào quá trình mã hóa.

VPN cho phép người dùng truy cập và trao đổi dữ liệu nhạy cảm một cách bảo mật qua mạng chia sẻ công cộng. Đa số VPN áp dụng giao thức IPsec protocol để thiết lập và bảo vệ các kết nối mã hóa. Tuy nhiên, ngoài IPsec, một số VPN còn sử dụng giao thức SSL/TLS

Vai trò của IPSec

vai tro cua ipsec

IPSec là một giao thức cấp độ mạng được thiết kế để bảo vệ các kết nối giữa các điểm cuối, đảm bảo rằng dữ liệu truyền tải giữa các thiết bị được mã hóa và bảo mật, làm cho thông tin trở nên an toàn hơn. 

Đối với các doanh nghiệp và tổ chức, IPSec đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ thông tin nhạy cảm và củng cố an ninh mạng, giữ cho các hệ thống và dữ liệu quan trọng được an toàn.

Các chế độ hoạt động của IPSec

Giao thức IPSec bao gồm hai chế độ hoạt động khác nhau với ưu và nhược điểm riêng biệt:

Transport Mode

Trong chế độ này, chỉ phần dữ liệu của gói tin IP được mã hóa và xác thực, không bao gồm header IP gốc. Thường được sử dụng để bảo mật giao tiếp giữa hai thiết bị mạng hoặc hai máy tính cá nhân.

Tunnel Mode

Trong chế độ Tunneling, toàn bộ gói tin IP gốc được mã hóa và đóng gói lại trong một gói tin IP mới. Header mới này được gọi là “header IPSec”. Được dùng để bảo vệ dữ liệu giữa hai mạng không tin cậy thông qua một VPN trung gian.

Cấu trúc chi tiết của IPSec

cau truc chi tiet cua ipsec 

Cấu trúc chi tiết của IPSec gồm các thành phần sau:

  • Security Associations (SA): Đây là những cấu hình bảo mật mà các thiết bị sử dụng để giao tiếp một cách an toàn. SA gồm thông tin về cơ chế mã hóa, thuật toán xác thực, địa chỉ IP của người gửi và người nhận;
  • Authentication Header (AH): Được thiết kế để cung cấp tính xác thực và toàn vẹn cho các gói tin IP. AH sử dụng thuật toán băm để tạo mã xác thực gói tin, nhằm chắc chắn gói tin không bị sửa đổi trên đường truyền;
  • Encapsulating Security Payload (ESP): Cung cấp các tính năng mã hóa, bảo mật và xác thực để đảm bảo tính bí mật và toàn vẹn của thông tin. Sử dụng thuật toán để mã hóa dữ liệu trong gói tin để đảm bảo thông tin chỉ được giải mã bới người nhận;
  • Internet Key Exchange (IKE): Được sử dụng để thiết lập và quản lý các SA giữa hai điểm cuối trong mạng.giúp thiết lập các kết nối bảo mật và đồng bộ hóa các thông số bảo mật cần thiết.

Cách thức hoạt động của IPSec

cach thuc hoat dong cua ipsec

IPSec hoạt động ở lớp mạng để mã hóa và xác thực thông tin, đảm bảo tính bí mật, toàn vẹn và xác thực của dữ liệu. Các bước hoạt động của IPSec bao gồm hai giai đoạn chính:

Giai đoạn thiết lập liên lạc

Trong giai đoạn này, các bên cần thiết lập các thông số như thuật toán mã hóa, khóa đối xứng và khóa công khai, đồng thời thực hiện xác minh những thông số này để bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu.

Tất cả dữ liệu được gửi qua mạng được chia thành các phần nhỏ hơn gọi là packet.  Mỗi gói tin packet chứa cả payload hoặc dữ liệu thực tế được gửi hoặc thông tin về dữ liệu để các thiết bị nhận sẽ biết phải làm gì với chúng.

IPsec sẽ tích hợp header vào các packet dữ liệu chứa thông tin xác thực và mã hóa, đảm bảo rằng các packet đến từ nguồn đáng tin và giữ cho dữ liệu được gửi qua nhóm giao thức này một cách an toàn và riêng tư.

Giai đoạn truyền dữ liệu

Sau khi đã thiết lập IPsec SA giữa các bên giao tiếp, IPSec SA có thể truyền dữ liệu thông qua đường hầm IPsec. ESP và AH được dùng để mã hóa và xác thực dữ liệu để bảo mật khi truyền dữ liệu.

Cơ chế mã hóa này đảm bảo bảo mật của dữ liệu và ngăn dữ liệu bị chặn trong quá trình truyền. Trong quá trình truyền cơ chế sẽ đảm bảo tính toàn vẹn và độ tin cậy của dữ liệu và ngăn giả mạo.

Cuối cùng, việc chấm dứt quá trình trao đổi dữ liệu hoàn tất hay phiên đã hết thời gian, các khóa mật mã sẽ bị loại bỏ và đường truyền bảo mật IPSec sẽ kết thúc.

So sánh sự khác nhau giữa IPSec và SSL

IPSec và SSL là hai giao thức bảo mật mạng được sử dụng để bảo vệ dữ liệu khi truyền qua mạng. Mặc dù cả hai đều cung cấp bảo mật cho dữ liệu, chúng hoạt động ở các lớp khác nhau và có các mục đích sử dụng khác nhau. 

Dưới đây là sự so sánh giữa hai giao thức:

IPSecSSL
Tập hợp các giao thức bảo mật hoạt động ở tầng mạng để bảo vệ toàn bộ giao tiếp IP trong mạng;Là giao thức bảo mật nhằm bảo vệ các kết nối ứng dụng, đặc biệt là trên web.
Chủ yếu hoạt động trong lớp Internet thuộc mô hình OSIHoạt động ở lớp ứng dụng của mô hình OSI.
Cấu hình phức tạpCấu hình thường đơn giản
Thường dùng trong các mạng riêng ảo Dùng bảo vệ các kết nối Web

>>XEM THÊM:

Thông qua những thông tin chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm IPSec là gì cũng như vai trò của giao thức trong không gian mạng. Nếu bạn thấy thông tin trên hữu ích thì hãy theo dõi T2QWIFI mỗi ngày để được cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhé.

Tin liên quan
Tổng hợp số tổng đài wifi của các nhà mạng Vina, VNPT, Viettel, FPT, giúp bạn dễ dàng liên lạc và nhận sự hỗ trợ nhanh chóng
Nguyên nhân cục wifi nháy đỏ, hướng dẫn cách xử lý khi đèn PON, LOS và các vị trí khác nhấp nháy màu đỏ một cách hiệu quả
IP tĩnh là gì? Tìm hiểu chi tiết các ưu điểm, nhược điểm của IP tĩnh, điểm khác biệt với IP động, cách cài đặt IP tĩnh ngay TẠI ĐÂY
youtube
youtube
youtube