• Giỏ hàng (0)
  • Email: wifi.t2q@gmail.com
  • Chào mừng đến với Thế Giới WiFi Chính Hãng T2QWIFI
  •  MENU

    Danh mục

    Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn khách hàng

    Tư vấn khách hàng

    0905.258.773

    huy.hh@t2q.vn

  • Tư vấn khách hàng

    Tư vấn khách hàng

    0905.246.643

    hoang.nl@t2q.vn

  • Tư vấn khách hàng

    Tư vấn khách hàng

    077.671.2369

    huy.dh@t2q.vn

  • Ý kiến khách hàng

    Fanpage

    Mạng máy tính là gì?

    Mạng máy tính là thành phần không thể thiếu trong thời đại công nghệ hiện đại hiện nay. Vậy mạng máy tính là gì? Hãy cùng T2QWIFI tìm hiểu ngay sau đây.

    Xu hướng chuyển đối số ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực như kinh doanh, giải trí, giáo dục, … và để thực hiện được sự chuyển đổi này bắt buộc phải có mạng máy tính. Vậy mạng máy tính là gì? Có vai trò như thế nào? Có những phân loại nào? Tất cả thông tin liên quan đến mạng máy tính sẽ được T2QWIFI chia sẻ trong nội dung sau đây. Theo dõi ngay nhé!

    Mạng máy tính là gì?

    mang may tinh la gi

    Mạng máy tính (computer network) là tập hợp các thiết bị máy tính được kết nối với nhau bằng các phương tiện truyền thông (giao thức mạng & môi trường truyền dẫn) như: cáp, sóng radio, vô tuyến, …

    Mạng máy tính cho phép các thiết bị giao tiếp, chia sẻ tài nguyên, truy cập dữ liệu từ xa và cung cấp dịch vụ như: email, truy cập internet và truyền tải file. 

    Các loại mạng máy tính phổ biến nhất hiện nay là mạng LAN (Local Area Network), mạng WLAN (Wireless Local Area Network), mạng WAN (Wide Area Network) và mạng Internet.

    Cách thức hoạt động của mạng máy tính

    Phương thức hoạt động của mạng máy tính là kết nối các thiết bị như máy tính, máy chủ, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy in, thiết bị lưu trữ, … với nhau để chia sẻ tài nguyên và truyền tải thông tin.

    Các thiết bị được kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền thông và được gán 1 địa chỉ IP để có thể giao tiếp với các thiết bị khác.

    Mạng máy tính có thể sử dụng các giao thức: TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol), UDP (User Datagram Protocol), HTTP (Hypertext Transfer Protocol), FTP (File Transfer Protocol) và SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) để truyền tải thông tin.

    Các máy tính trong mạng gửi và nhận thông tin với nhau thông qua TCP hoặc UDP, các giao thức này đảm bảo thông tin được truyền đi trọn vẹn, đồng bộ hóa truyền tải và quản lý tài nguyên.

    Máy chủ trong mạng có chức năng lưu trữ dữ liệu và cung cấp các dịch vụ truy cập internet, truyền tải file và email.

    Thành phần của mạng máy tính

    Mạng máy tính có những thành phần như sau:

    • Thiết bị kết nối: cáp mạng, bộ khuếch đại tín hiệu, switch, router, cổng, …
    • Thiết bị kết nối không dây: điểm truy cập không dây (Wireless Access Point – WAP), thiết bị định tuyến không dây (Wireless Router), …
    • Thiết bị kết nối mạng: PC, laptop, máy tính bảng, …
    • Các phần mềm mạng: hệ điều hành, phần mềm định tuyến, phần mềm máy chủ, phần mềm tường lửa, phần mềm antivirus, phần mềm quản lý mạng, …
    • Giao thức mạng: giao thức truyền tải tập tin, giao thức định tuyến, ….
    • Tài nguyên mạng: máy in, file, phần mềm, dữ liệu, ổ đĩa, tài liệu, …

    Phân loại mạng máy tính

    Mạng máy tính được phân loại theo chức năng và mô hình kết nối.

    Phân loại theo chức năng

    Phân loại theo chức năng gồm có:

    Mô hình mạng ngang hàng

    Mạng mô hình ngang hàng (Peer-to-Peer network/ P2P) là mạng máy tính mà các thiết bị được kết nối trực tiếp không cần sự can thiệp máy chủ để cchia sẻ tài nguyên, các thiết bị có thể hoạt động như là máy chủ hoặc máy khách tùy theo tình huống.

    Ưu điểm của mô hình này là linh hoạt, độc lập, tăng khả năng phân tán và tính khả dụng cao, tiết kiệm chi phí.

    Tuy nhiên, vì không có máy chủ nên việc quản lý và kiểm soát mạng, tìm kiếm và truy cập các tài nguyên trong mạng sẽ khó khăn hơn.

    Mô hình khách – chủ

    Mạng mô hình khách-chủ (Client-Server network) là mạng máy tính có 1 máy chủ trung tâm cung cấp các dịch vụ (chia sẻ tệp tin, in ấn, email, web hosting, cơ sở dữ liệu và ứng dụng) và tài nguyên cho các máy khách. Các máy khách kết nối với máy chủ để yêu cầu và nhận kết quả từ máy chủ. 

    Loại mạng này giúp quản lý và kiểm soát mạng dễ dàng và có tính bảo mật cao. Tuy nhiên, vì phải có máy chủ cung cấp dịch vụ nên chi phí để triển khai và duy trì sẽ khá cao và dễ bị hacker hoặc virus tấn công.

    Mô hình này hường sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp  lớn cần quản lý và kiểm soát, bảo mật mạng cao.

    Mô hình trên nền website

    Mạng mô hình trên nền website (Web-based network) là mạng máy tính mà dịch vụ và ứng dụng được lưu trữ trên các máy chủ và được truy cập thông qua trang web.

    Các ứng dụng web phổ biến của loại mạng này là email, chia sẻ tài liệu, quản lý dự án, lưu trữ dữ liệu trực tuyến, chia sẻ video và hội thảo trực tuyến.

    Mô hình này giúp người dùng sử dụng linh hoạt và thuận tiện, có thể truy cập ở bất cứ đâu miễn có kết nối internet và trình duyệt web. Việc quản lý và bảo trì mạng cũng dễ dàng hơn vì được quản lý trên máy chủ trung tâm.

    Tuy nhiên, mạng này phụ thuộc vào kết nối internet nên người dùng sẽ gặp khó khăn khi mạng không ổn định. Ngoài ra, nếu trang web bị tấn công, dữ liệu và thông tin cá nhân của người dùng có thể bị đánh cắp.

    Phân loại theo mô hình kết nối

    phan loai mang may tinh

    Dựa trên mô hình kết nối thì sẽ có 5 loại sau:

    Mạng LAN (mạng cục bộ)

    Mạng LAN (Local Area Network) còn gọi là mạng cục bộ là loại mạng máy tính kết nối các thiết bị trong 1 phạm vi nhỏ như văn phòng, tòa nhà, hoặc một khu phố. Mục đích của mạng LAN là để chia sẻ tài nguyên và dữ liệu giữa các thiết bị trong khu vực đó.

    Đặc điểm của mạng LAN là:

    • Phạm vi: giới hạn trong 1 khu vực hẹp;
    • Các thiết bị kết nối: bao gồm máy tính, máy in, điện thoại, máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu, và các thiết bị mạng khác được kết nối với nhau bằng cáp hoặc kết nối không dây;
    • Topology: Bus, Star, Ring, Mesh, Hybrid.
    • Các giao thức và tiêu chuẩn: Ethernet, Wi-Fi, TCP/IP, và IEEE 802.

    Mạng WAN (mạng diện rộng)

    Mạng WAN (Wide Area Network) hay mạng diện rộng là mạng máy tính kết nối các mạng LAN với nhau tạo thành một mạng có phạm vi hoạt động lớn như thành phố, quốc gia hoặc toàn cầu để chia sẻ tài nguyên và dữ liệu giữa các khu vực.

    Mạng WAN có những đặc điểm sau:

    • Phạm vi: rông, trải dài khắp các khu vực địa lý khác nhau;
    • Các thiết bị kết nối: đường truyền cáp quang, điện thoại, modem, router, switch, firewall, …
    • Topology: Mesh, Star hoặc Hybrid;
    • Các giao thức và tiêu chuẩn: Frame Relay, ATM (Asynchronous Transfer Mode), MPLS (Multiprotocol Label Switching), TCP/IP.

    Mạng MAN

    Mạng MAN (Metropolitan Area Network) là mạng máy tính giới hạn trong một khu vực đô thị, bao gồm các thiết bị mạng như router, switch và bộ khuếch đại tín hiệu, có khả năng kết nối nhiều mạng LAN trong khu vực.

    Mạng MAN bao gồm các đặc điểm sau:

    • Phạm vi: khu vực đô thị, vùng đô thị, một số quận hoặc thành phố;
    • Tốc độ truyền tải: lớn hơn mạng LAN nhưng nhỏ hơn mạng WAN;
    • Các thiết bị kết nối: router, switch và bộ khuếch đại tín hiệu.
    • Các giao thức và tiêu chuẩn: FDDI (Fiber Distributed Data Interface), ATM (Asynchronous Transfer Mode) và Ethernet.

    Mạng Intranet

    Mạng Intranet là mạng máy tính nội bộ được sử dụng bởi một tổ chức, công ty để chia sẻ thông tin và tài nguyên giữa các thành viên bên trong mạng, được xây dựng theo các giao thức và tiêu chuẩn Internet, được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng web và dịch vụ mạng khác.

    Một số đặc điểm của mạng Intranet như sau:

    • Phạm vi: tổ chức, doanh nghiệp, công ty cụ thể;
    • Bảo mật: mật khẩu, mã hóa dữ liệu và các giải pháp an ninh khác, đảm chỉ những người có quyền hạn mới có thể truy cập;
    • Các ứng dụng web: email, lịch trình, hệ thống quản lý tài liệu, …
    • Các tài nguyên chia sẻ: tài liệu, thông tin, dữ liệu và ứng dụng.

    Mạng SAN

    Mạng SAN (Storage Area Network) là mạng máy tính kết nối các thiết bị lưu trữ dữ liệu như ổ đĩa cứng, băng thông hoặc đám mây với các máy chủ và hệ thống lưu trữ khác, nhằm tăng khả năng lưu trữ, chia sẻ và quản lý dữ liệu trong môi trường có nhiều máy chủ và người dùng.

    Loại mạng này có ưu điểm là tốc độ truyền dữ liệu cao, mở rộng linh hoạt, dễ quản lý và chia sẻ dữ liệu, hệ thống lưu trữ có độ tin cậy cao.

    Các thành phần chính của mạng SAN là:

    • Switch SAN: thiết bị chuyển mạch để kết nối các thiết bị lưu trữ với nhau;
    • Host Bus Adapter (HBA): cho phép máy chủ kết nối với mạng SAN bằng các cổng kết nối (port) của HBA.
    • Storage Array: thiết bị lưu trữ dữ liệu được kết nối với mạng SAN;
    • Cable: kết nối các thiết bị trên mạng SAN với nhau;

    Lợi ích của mạng máy tính

    loi ich khi su dung mang may tinh

    Mạng máy tính mang lại những lợi ích như sau:

    • Chia sẻ tài nguyên: như máy in, bộ nhớ, ổ đĩa, dịch vụ internet, ứng dụng, … giúp tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí cho mỗi máy tính trong hệ thống;
    • Truyền tải dữ liệu nhanh chóng: tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả làm việc;
    • Tăng tính sẵn sàng và độ tin cậy: có các tính năng sao lưu, phục hồi, bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng và đảm bảo hoạt động liên tục;
    • Tăng tính linh hoạt: máy tính có thể di chuyển mà không ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của hệ thống, giúp dễ dàng mở rộng và nâng cấp hệ thống;
    • Tiết kiệm chi phí: tài nguyên được chia sẻ và sử dụng tối đa.

    Tin liên quan: Bridge Mode Là Gì? Cách Thiết Lập Chế Độ Khi Sử Dụng

    Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến mạng máy tính là gì, hy vọng bạn đã nắm được đặc điểm và cách thức hoạt động của từng loại. Đừng quên theo dõi T2QWIFI thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin khác nhé!

    Tin liên quan

    Địa Chỉ IP Là Gì?

    Địa chỉ IP là gì? Có mấy loại? Làm thế nào để kiểm tra địa chỉ IP trên máy tính và điện thoại? ...

    Port Là Gì?

    Port là gì? Công dụng là gì? Chức năng như thế nào? Có bao nhiêu loại? Làm thế nào để kiểm tra? ...

    Mạng LAN Là Gì?

    Mạng LAN là gì? Có bao nhiêu kiểu kết nối? Có những mô hình mạng LAN nào? Ứng dụng ra sao? Hãy ...

    Internet Là Gì?

    Internet là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Lợi ích và tác hại khi sử dụng internet là gì? Xem ...

    VPN là gì?

    vpn là gì? Thiết lập như thế nào? Vì sao hệ thống này lại được sử dụng phổ biến? Mọi thắc mắc ...

    Proxy Server Là Gì?

    Proxy Server là gì? Tính năng ra sao? Cách cài đặt và kết nối như thế nào để đạt hiệu quả tốt ...

    Gateway Là Gì?

    Gateway Là Gì? có sự khác biệt gì so với router? Chức năng của thiết bị này là gì? Mọi câu hỏi ...

    Mạng máy tính là gì?

    Mạng máy tính là gì? Có bao nhiêu loại? Lợi ích khi dùng mạng máy tính là gì? Tất tần tật những ...

    Hỗ trợ trực Tuyến

    Hồ Chí Minh

    Tư vấn khách hàng

    077.671.2369

    huy.dh@t2q.vn

    Tư vấn khách hàng

    0938.679.006

    loan.ntk@t2q.vn

    Tư Vấn Khách Hàng

    0931.402.569

    thao.pch@t2q.vn

    Tư Vấn Khách Hàng

    093.101.4579

    nguyentrang@t2q.vn

    Tư vấn khách hàng

    0903.929.566

    dong.ldb@t2q.vn

    Đà Nẵng

    Tư vấn khách hàng

    0905.258.773

    huy.hh@t2q.vn

    Tư vấn khách hàng

    0905.246.643

    hoang.nl@t2q.vn

    0903.797.383

    Gọi điện SMS Liên hệ
    error: Content is protected !!
    Gọi điện SMS Chỉ Đường