08:00 - 21:00

Tổng Hợp Vật Liệu Cản Sóng Wifi

Trong nhà có rất nhiều đồ vật có khả năng cản trở sóng wifi, làm mạng chập chờn, chậm chạp. Hãy khám phá TOP 8 vật liệu cản sóng wifi trong nhà mà T2QWIFI chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Sóng wifi được truyền thông qua modem có kết nối với nguồn mạng tổng của nhà cung cấp. Nếu bạn thấy mạng wifi ở nhà mình thường xuyên chập chờn, gián đoạn, không ổn định, kết nối yếu, tín hiệu chậm chạp thì có thể là do bạn đặt bộ định tuyến ở gần những vật cản có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng truyền sóng. Hãy tham khảo top 9+ vật liệu cản sóng wifi trong nhà mà T2QWIFI chia sẻ dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết. Đừng bỏ lỡ nhé!

9+ vật liệu cản sóng khiến mạng wifi cực yếu

vat lieu can song wifi

Sau đây là 8 loại vật vật liệu có khả năng cản sóng cực kỳ cao, làm mạng wifi trong nhà bị chập chờn, khiến các thiết bị khó kết nối vào mạng.

Bề mặt kim loại và đồ nội thất

Kim loại là chất dẫn điện và có khả năng hấp thụ điện. Khi wifi phát ra sóng điện từ, tất cả các bề mặt hoặc vật thể bằng kim loại trong nhà như bàn inox, bàn sắt, tủ sắt, … sẽ hấp thụ và ngăn sóng lan truyền. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên đặt bộ phát wifi ở vị trí cách xa kim loại.

Tường gạch và đá

Các bức tường dày làm từ gạch, xi măng, bê tông, thạch cao và một số loại đá trang trí như đá hoa cương, cẩm thạch có khả năng cản sóng wifi cực kỳ tốt. Chính vì thế mà trong những ngôi nhà có nhiều tầng, nhiều phòng thường có tình trạng kết nối rất yếu một vài vị trí. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy đặt bộ định tuyến ở nơi thông thoáng, tránh xa các bức tường.

Gương

guong lam yeu song wifi

Gương còn có thể hoạt động như một tấm chắn, làm dội lại đường truyền internet. Khi đặt gương ở gần bộ định tuyến sẽ khiến cho cường độ tín hiệu bị chậm và không ổn định.

Tủ lạnh, máy giặt

Các thiết bị điện có đường ống lưu thông nước như tủ lạnh, máy giặt ảnh hưởng đến tín hiệu wifi vì nước có thể giữ lại một phần năng lượng từ sóng không dây, làm giảm chất lượng kết nối internet.

Lò vi sóng

Lò vi sóng cũng sử dụng chung tần số 2.4Hz với bộ phát wifi, có thể làm router bị ngắt kết nối tạm thời khi hoạt động. Để giảm những ảnh hưởng tiêu cực do lò vi sóng gây ra cho mạng wifi, hãy đặt bộ phát ở nơi cao hơn lò vi sóng.

Màn hình con

Màn hình này có tần số 2.4HZ giống như wifi, nên khi 2 thiết bị này truyền cùng một tần số, chúng sẽ sử dụng không khí để gửi dữ liệu thay vì truyền sóng, gây cản trở đối với việc lan truyền sóng internet. Vì vậy, bạn không nên đặt màn hình con ở gần bộ định tuyến.

Flycam

Flycam cũng hoạt động ở tần số 2.4 GHz, tuy nhiên không phải flycam nào cũng tạo ra nhiễu.

Đèn chớp

den chop anh huong den tin hieu song wifi

Đèn chớp nhiều màu sắc có nhiều dây rợ quấn lấy nhau và các bộ điều khiển nháy theo nhịp điệu tạo ra từ trường lớn hơn, từ trường sẽ tương tác với sóng điện được phát bộ định tuyến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tín hiệu wifi.

Cách làm gia tăng tín hiệu wifi trong nhà

Bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau đây để làm tín hiệu wifi trong nhà được mạnh hơn:

  • Đặt modem của wifi tránh xa các vật cản;
  • Thường xuyên cập nhật bộ định tuyến wifi;
  • Gắn thêm anten cho wifi;
  • Mã hóa wiFi và dùng mật khẩu mạnh để bảo vệ;
  • Mua thêm bộ khuếch đại wifi;
  • Ứng dụng các công nghệ WiFi mới nhất;
  • Sử dụng băng tần 5 GHz;
  • Đặt lại bộ định tuyến.

Tham khảo thêm: Điểm Chết Wifi: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Qua những thông tin mà T2QWIFI vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã biết được 8 vật liệu cản sóng wifi trong nhà để đặt bộ phát tránh xa các đồ vật này. Hãy theo dõi chúng tôi hàng ngày để biết thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan tới thiết bị mạng và internet nhé!

Tin liên quan
Tìm hiểu chi tiết về MCSA là gì, các loại chứng chỉ MCSA mới nhất và những lợi ích khi có loại chứng chỉ này
SMB là gì, cách thức hoạt động, chức năng chính, lợi ích khi sử dụng SMB và những thông tin liên quan khác
SAN là gì? Tại sao SAN lại đóng vai trò quan trọng trong công nghệ thông tin? Tìm hiểu thông tin chi tiết về SAN ngay TẠI ĐÂY
youtube
youtube
youtube
error: Content is protected !!