08:00 - 21:00

Client Server Là Gì? Cách Hoạt Động

Client Server là gì? Hoạt động của mô hình này diễn ra như thế nào? Ưu và nhược điểm ra sao? Nếu bạn cũng đang cùng có những câu hỏi thắc mắc như này thì hãy cùng T2QWIFI tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau đây.

Client Server không chỉ là một phương pháp tổ chức và quản lý dữ liệu mà còn là một nguyên tắc cốt lõi trong việc cung cấp dịch vụ và tài nguyên qua mạng. Bên cạnh đó, mô hình này duy trì sự hoạt động trơn tru của hầu hết các ứng dụng và dịch vụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Client Server là gì cũng như là cách thức hoạt động và vai trò của mô hình này trong các hệ thống mạng, hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây T2QWIFI sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất. Đừng bỏ qua bạn nhé.

Client Server là gì?

client server la gi

Mô hình Client-Server là một cấu trúc mạng cơ bản được phân chia giữa hai thành phần chính: client (máy khách) và server (máy chủ). 

Server là thiết bị hoặc nơi lưu trữ cài đặt các chương trình dịch vụ hoặc tài nguyên này cho client. Ngược lại, Client là thiết bị hoặc ứng dụng yêu cầu dịch vụ hoặc tài nguyên từ server, chẳng hạn như trình duyệt web hoặc ứng dụng email.

Mô hình mạng Client-Server cho phép tổ chức và quản lý dữ liệu một cách tập trung, với các tài nguyên và thông tin được lưu trữ và quản lý trên server. Chúng đóng vai trò như một trung tâm điều khiển.

Cách thức hoạt động của mô hình Client Server 

cach thuc hoat dong cua mo hinh client server 

Mô hình Client Server hoạt động dựa trên sự tương tác giữa client và server.

Client

Client chính các máy tính mà khách hàng truy cập vào dịch vụ. Đó có thể là một tổ chức hay cá nhân cụ thể nào đó. Trong Client Server thì Client chính là một máy tính (Host), có khả năng nhận thông tin từ nhà cung cấp và sử dụng dịch vụ cụ thể.

Server

Máy chủ (Server) là các máy tính cung cấp dịch vụ cho máy khách. Máy chủ thường có cấu hình mạnh mẽ hơn máy khách và được kết nối với mạng 24/7.

  • Gửi Yêu Cầu: Client gửi một yêu cầu tới server qua mạng. Yêu cầu có thể là một lệnh truy xuất dữ liệu, gửi thông tin, hoặc yêu cầu thực hiện một hành động truy cập trang web. 
  • Xử Lý Yêu Cầu: Server; nhận yêu cầu từ client và tiến hành xử lý. Quá trình xử lý có thể bao gồm việc truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, thực hiện các phép toán, hoặc xử lý các tác vụ khác tùy thuộc vào loại yêu cầu;
  • Gửi Phản Hồi: Sau khi hoàn tất xử lý yêu cầu, server gửi phản hồi về cho client. Phản hồi này có thể là trang web, email, tệp tin hoặc thông báo lỗi.

Ưu và nhược điểm của Client Server 

uu va nhuoc diem cua client server 

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm nổi bật của mô hình này:

Ưu điểm

Client-Server mang lại nhiều lợi ích nổi bật, đặc biệt trong việc quản lý và phân phối tài nguyên như:

  • Khả năng kiểm soát tập trung: Dữ liệu và tài nguyên được lưu trữ tập trung trên server, giúp dễ dàng quản lý, sao lưu và bảo trì;
  • Hiệu suất cao: Server thường có cấu hình mạnh mẽ và khả năng xử lý cao, cho phép xử lý nhiều yêu cầu từ nhiều client đồng thời một cách hiệu quả;
  • Tính bảo mật: Server được bảo mật dữ liệu hiệu quả hơn bằng các biện pháp như tường lửa, mã hóa,…giúp bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép;
  • Khả Năng Mở Rộng: có thể dễ dàng mở rộng bằng cách thêm nhiều server hoặc nâng cấp server hiện tại, đáp ứng được nhu cầu càng tăng hiện nay;
  • Khả năng truy cập: Mô hình này không phân biệt nền tảng hoặc vị trí. Mọi Client đều có thể kết nối với mạng máy tính, bất kể dùng hệ điều hành gì hay nằm ở đâu.

Nhược điểm

Mặc dù mô hình Client-Server có nhiều ưu điểm nổi bật, nó cũng không thiếu những nhược điểm đáng kể như:

  • Tắc nghẽn lưu lượng: Server có thể trở thành điểm nghẽn nếu quá nhiều client gửi yêu cầu đồng thời, dẫn đến hiệu suất giảm sút hoặc có thể bị sập. Đây chính là nhược điểm lớn nhất trong mô hình;
  • Tính tập trung: đây vừa là ưu vừa là nhược điểm. Tất cả dữ liệu đều được lưu trữ trên máy chủ, do đó nếu máy chủ gặp sự cố thì toàn bộ hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo;
  • Chi phí: do server cần phải có phần cứng và phần mềm mạnh mẽ để xử lý yêu cầu từ client;
  • Kém linh hoạt: Mô hình Client-Server có thể không phù hợp với các ứng dụng yêu cầu tính linh hoạt cao, chẳng hạn như các ứng dụng di động.

So sánh giữa Client Server và P2P một cách chi tiết

so sanh giua client server va p2p mot cach chi tiet

Client-Server và Peer-to-Peer (P2P) là hai mô hình kiến trúc mạng cơ bản với các đặc điểm và cách hoạt động khác nhau. Dưới đây là một sự so sánh chi tiết giữa hai mô hình này:

Nội dungClient serverP2P
Vai trò, phân quyềnPhân chia rõ ràng với máy chủ và máy khách Tất cả các thiết bị đều có vai trò ngang hàng, không có sự phân biệt 
Quản trị mạngĐòi hỏi có quản trị viên mạng Không yêu cầu quản trị viên mạng
Phần cứng, phần mềmCần một máy chủ với phần cứng và hệ điều hành phù hợp Đòi hỏi phần cứng tối thiểu và có thể hoạt động mà không cần hệ điều hành
Chi phí cài đặtCaoThấp

>>XEM THÊM:

Những thông tin giải đáp thắc mắc về mô hình Client Server là gì cũng như liệt kê các ưu điểm và nhược điểm, mong là  giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trong việc thiết kế và triển khai hệ thống mạng phù hợp với nhu cầu của mình. Đừng quên theo dõi T2QWIFI mỗi ngày để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Tin liên quan
Tổng hợp số tổng đài wifi của các nhà mạng Vina, VNPT, Viettel, FPT, giúp bạn dễ dàng liên lạc và nhận sự hỗ trợ nhanh chóng
Nguyên nhân cục wifi nháy đỏ, hướng dẫn cách xử lý khi đèn PON, LOS và các vị trí khác nhấp nháy màu đỏ một cách hiệu quả
IP tĩnh là gì? Tìm hiểu chi tiết các ưu điểm, nhược điểm của IP tĩnh, điểm khác biệt với IP động, cách cài đặt IP tĩnh ngay TẠI ĐÂY
youtube
youtube
youtube