08:00 - 21:00

IPS Là Gì? Có Gì Nổi Bật?

IPS là gì mà có thể bảo vệ hệ thống của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng? Hãy cùng T2QWIFI tìm hiểu chi tiết về công nghệ tiên tiến này qua nội dung dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

Trong bối cảnh bảo mật mạng ngày càng trở nên quan trọng, khái niệm Intrusion Prevention System ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy IPS là gì mà có thể phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng trước khi chúng có thể gây ra thiệt hại. Vì lẽ đó, T2QWIFI sẽ giúp bạn hiểu rõ về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của IPS trong việc bảo vệ hệ thống mạng của doanh nghiệp. Cùng khám phá nhé!

IPS là gì?

IPS la gi

IPS (viết tắt của Intrusion Prevention System) là công nghệ giúp phát hiện và ngăn chặn các hoạt động độc hại trên mạng. IPS được coi là phiên bản nâng cao của hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và hoạt động bằng cách giám sát lưu lượng mạng và hệ thống.

Ngày nay, các hệ thống IPS thường được triển khai trực tiếp trên đường mạng (inline), cho phép chúng ngăn chặn các cuộc tấn công độc hại trong thời gian thực.

Vai trò của hệ thống IPS

IPS là một yếu tố thiết yếu trong hệ thống bảo mật của các doanh nghiệp hiện nay. Với việc sử dụng nền tảng đám mây ngày càng phổ biến, doanh nghiệp phải xử lý một lượng lưu lượng truy cập khổng lồ, khiến việc giám sát và xử lý thủ công trở nên gần như không khả thi. Thêm vào đó, các mối đe dọa ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Đây chính là lý do sự ra đời của hệ thống IPS, giúp phản ứng nhanh chóng và tự động đối với các mối đe dọa và cuộc tấn công trên mạng.

Khi phát hiện hành vi độc hại hoặc lưu lượng truy cập đáng ngờ, hệ thống IPS sẽ tự động thực hiện một hoặc nhiều hành động sau:

  • Ngắt kết nối phiên TCP bị khai thác và chặn hoàn toàn truy cập từ địa chỉ IP vi phạm, tài khoản người dùng, hoặc máy chủ đích;
  • Cập nhật hoặc cấu hình lại tường lửa để ngăn ngừa các cuộc tấn công tương tự trong tương lai;
  • Xóa hoặc thay thế các nội dung độc hại còn lại trên mạng sau các cuộc tấn công, bao gồm việc xóa thông tin tiêu đề và các tệp đính kèm bị nhiễm khỏi máy chủ email hoặc tệp.

Các loại IPS phổ biến hiện nay

cac loai ips pho bien hien nay

Có nhiều loại hệ thống phòng chống xâm nhập phục vụ các mục đích khác nhau như:

  • Hệ thống ngăn chặn xâm nhập mạng (NIPS): Được triển khai tại các điểm chiến lược trong mạng để theo dõi và phát hiện các mối đe dọa trong toàn bộ lưu lượng mạng;
  • Hệ thống ngăn chặn xâm nhập máy chủ (HIPS): Được cài đặt trực tiếp trên các máy chủ để giám sát lưu lượng truy cập vào và ra từ từng máy chủ cụ thể. Đây là lớp phòng thủ cuối cùng khi các mối đe dọa đã vượt qua hệ thống NIPS;
  • Hệ thống phân tích hành vi mạng (NBA): Phân tích lưu lượng mạng để phát hiện các hành vi bất thường, bao gồm các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), phần mềm độc hại, mã độc và các vi phạm chính sách bảo mật;
  • Hệ thống ngăn chặn xâm nhập không dây (WIPS): Quét và giám sát mạng Wifi để phát hiện, loại bỏ các thiết bị và truy cập trái phép khỏi mạng không dây.

Ưu điểm vượt trội của hệ thống IPS

Hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) mang lại nhiều lợi ích quan trọng, cụ thể là:

  • Hỗ trợ đồng bộ: Hoạt động kết hợp với các giải pháp bảo mật khác để phát hiện các mối đe dọa mà các hệ thống khác có thể bỏ qua;
  • Tối ưu hóa hiệu quả: Lọc lưu lượng độc hại trước khi đến các thiết bị bảo mật khác, giảm khối lượng công việc và tối ưu hóa tài nguyên;
  • Tiết kiệm thời gian: Tự động hóa quy trình bảo mật, giảm bớt công việc thủ công và tối ưu hóa nguồn lực CNTT;
  • Khả năng tùy chỉnh: Cấu hình với các chính sách bảo mật phù hợp với từng tổ chức;
  • Bảo vệ toàn diện: Chặn cả mối đe dọa đã biết và chưa biết, bảo vệ thời gian thực;
  • Tăng cường hiển thị mạng: Cung cấp cái nhìn rõ ràng về hoạt động mạng và các rủi ro bảo mật tiềm ẩn.

Nguyên lý hoạt động IPS

Hệ thống IPS có nguyên lý hoạt động chặt chẽ như sau:

  • Phát hiện và ngăn chặn dựa trên dấu hiệu: Hệ thống này phân tích dữ liệu lưu lượng mạng để so sánh với các mẫu tấn công đã biết. Nếu phát hiện hành động xâm nhập khớp với dấu hiệu trong cơ sở dữ liệu, hệ thống sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn;
  • Phát hiện và ngăn chặn dựa trên sự bất thường: Nhận diện các cuộc tấn công chưa được xác định hoặc phần mềm độc hại mới, dựa trên hành động bất thường trong mạng;
  • Phát hiện và ngăn chặn dựa trên tiêu chuẩn bảo mật của doanh nghiệp: Yêu cầu quản trị viên thiết lập các chính sách bảo mật cụ thể cho tổ chức. Khi phát hiện hành vi vi phạm chính sách, hệ thống sẽ cảnh báo và thông báo cho quản trị viên.

Sự khác biệt giữa IPS và IDS

su khac biet giua ips va ids

Sự khác biệt chính giữa IPS và IDS nằm ở cách xử lý mối đe dọa khi được phát hiện:

  • IPS (Hệ thống ngăn chặn xâm nhập) hoạt động chủ động bằng cách kiểm soát và bảo vệ mạng khỏi các cuộc tấn công. Khi phát hiện hành động xâm nhập nguy hiểm, IPS có khả năng thực hiện các biện pháp xử lý ngay lập tức, dựa trên các quy tắc do quản trị viên thiết lập;
  • IDS (Hệ thống phát hiện xâm nhập) chỉ có chức năng giám sát và thông báo cho quản trị viên khi phát hiện hành vi xâm nhập bất thường. IDS không thực hiện hành động tự động để ngăn chặn mối đe dọa, mà chỉ cung cấp thông tin để quản trị viên có thể phản ứng.

Các dạng tấn công tiềm năng IPS có thể phát hiện và ngăn chặn

Các loại tấn công mà hệ thống IPS có thể phát hiện và ngăn chặn bao gồm:

Giả mạo giao thức phân giải địa chỉ (ARP)

Kẻ tấn công gửi các tin nhắn ARP giả mạo để liên kết địa chỉ MAC của mình với địa chỉ IP của hệ thống bị tấn công, nhằm chuyển hướng lưu lượng truy cập từ hệ thống hợp pháp sang mình.

Từ chối dịch vụ

Hình thức tấn công nhằm làm cho các thiết bị mạng như router, web server, DNS server không thể hoạt động bình thường bằng cách gửi một lượng lớn yêu cầu kết nối, gây ra tình trạng quá tải và phản hồi chậm chạp. 

Có 5 loại tấn công DoS phổ biến, bao gồm tiêu thụ tài nguyên, phá hủy thông tin cấu hình, gây tắc nghẽn đường truyền, sự cố crash hoặc reboot.

Từ chối dịch vụ phân tán ( Distributed DoS)

Cuộc tấn công xảy ra khi nhiều máy trạm cùng tấn công đồng loạt vào một mục tiêu, làm ngập băng thông hoặc tài nguyên của mạng bị tấn công. Kẻ tấn công xâm nhập vào nhiều máy tính, cài đặt các chương trình điều khiển từ xa và kích hoạt chúng đồng thời để thực hiện tấn công.

Phân mảnh IP

Dạng tấn công sử dụng kỹ thuật phân mảnh IP để gây nhầm lẫn cho hệ thống khi xử lý các gói dữ liệu TCP/UDP, làm giảm hiệu quả xử lý và bảo mật.

Tấn công qua SMB

SMB (Server Message Block) là giao thức cho phép truy cập vào hệ thống file và thiết bị I/O. Kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng trong giao thức này để mã hóa hàng loạt tập tin dữ liệu nhằm mục đích phá hoại.

Vượt qua lớp mã hóa SSL

Kẻ tấn công khai thác lỗ hổng trong lớp mã hóa SSL và TLS để ẩn nội dung độc hại, tránh bị phát hiện và vượt qua các cơ chế bảo mật mạng.

IPS mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

IPS đóng vai trò quan trọng trong các giải pháp bảo mật hệ thống và bảo vệ dữ liệu. Các lý do mà mọi doanh nghiệp nên triển khai IPS bao gồm:

  • Giám sát và theo dõi: Cung cấp khả năng giám sát liên tục, giúp phát hiện các hoạt động bất thường trong lưu lượng truy cập hệ thống;
  • Xác định mối đe dọa: Giúp xác định các đối tượng xâm nhập, phương thức tấn công và vị trí trong mạng mà kẻ tấn công đang khai thác;
  • Tích hợp với tường lửa: Có thể được tích hợp với hệ thống tường lửa để chặn kịp thời các hoạt động xâm nhập, phá hoại hệ thống và ăn cắp dữ liệu.

Cách thức triển khai hệ thống IPS trong doanh nghiệp

cach thuc trien khai he thong ips trong doanh nghiep

Hiện nay, hệ thống IPS có thể được triển khai tại các vị trí chiến lược như sau:

  • Trước firewall: Đặt IPS trước firewall giúp bảo vệ toàn bộ hệ thống bên trong, bao gồm cả firewall và vùng DMZ. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ các cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhắm vào firewall;
  • Sau firewall: Nếu triển khai IPS sau thiết bị firewall, hệ thống có thể ngăn chặn các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng còn sót lại sau khi firewall đã hoạt động;
  • Trong miền DMZ: Đặt IPS trong miền DMZ cho phép theo dõi tất cả lưu lượng truy cập vào và ra khỏi miền này, giúp quản lý và kiểm soát hiệu quả hơn.

>>XEM THÊM:

Vậy là T2QWIFI đã cung cấp những thông tin chi tiết về chủ đề IPS là gì. Hy vọng bạn nắm rõ những tính năng cũng như lợi ích mà hệ thống này mang lại. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline 0903 797 383 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan
MQTT là gì? Đây là một giao thức kết nối các thiết bị với hệ thống máy tính dễ triển khai và có khả năng truyền dữ liệu IoT, từ đám mây đến các thiết bị hiệu quả
Giao thức mqtt là gì? MQTT là một giao thức nhắn tin cho việc giao tiếp giữa các máy với nhau và sử dụng rộng rãi, ứng dụng máy tính và mạng IoT
ADSL là gì? Asymmetric Digital Subscriber Line là một công nghệ truyền dữ liệu sử dụng đường truyền cáp đồng, tốc độ đường truyền không giới hạn
youtube
youtube
youtube