08:00 - 21:00

Tổng Quan Lỗi 504 Gateway Time-out

Bạn đang gặp phải lỗi 504 gateway time-out khi truy cập trang web? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả được T2QWIFI chia sẻ dưới đây.

Khi truy cập một trang web, không gì gây khó chịu hơn việc gặp phải lỗi 504 gateway time-out. Lỗi này không chỉ làm gián đoạn trải nghiệm duyệt web mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất của website và người quản lý. 

Vậy lỗi 504 là gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng khám phá chi tiết trong nội dung được T2QWIFI dưới đây để hiểu rõ hơn và tìm cách khắc phục hiệu quả.

Lỗi 504 gateway time-out là gì?

loi 504 gateway time out la gi

Lỗi 504 Gateway Timeout xảy ra khi máy chủ đóng vai trò gateway hoặc proxy không nhận được phản hồi kịp thời từ máy chủ upstream dẫn đến việc không thể hoàn thành yêu cầu truy cập trang web. Khi người dùng gửi yêu cầu truy cập một trang web, trình duyệt sẽ chuyển yêu cầu đó đến máy chủ lưu trữ. Nếu máy chủ phản hồi thành công trong khoảng thời gian quy định, trang web sẽ hiển thị bình thường. Tuy nhiên, nếu phản hồi mất quá nhiều thời gian hoặc không đến, trình duyệt sẽ trả về mã lỗi 504.

Tác động của lỗi 504 gateway time-out

Lỗi này thường xuất hiện khi máy chủ đang gặp quá tải, có vấn đề về mạng hoặc máy chủ upstream gặp sự cố. Do đó, nó không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn tác động tiêu cực đến hiệu suất seo của trang web gây mất lượt truy cập và giảm thứ hạng tìm kiếm.

Nguyên nhân gây ra lỗi 504 gateway time-out là gì?

nguyen nhan gay ra loi 504 gateway time out la gi

Lỗi 504 Gateway Timeout có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như như là:

  • Một số tường lửa có thể chặn yêu cầu từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) hoặc mạng phân phối nội dung (CDN) do cơ chế bảo vệ hoặc ngăn chặn tấn công DDoS;
  • Tên miền không phân giải sang địa chỉ IP chính xác, trình duyệt sẽ không thể truy cập vào trang web;
  • Do kết nối mạng không ổn định hoặc thiết bị mạng gặp sự cố tạm thời, đặc biệt khi cùng một mạng gặp lỗi trên nhiều thiết bị;
  • Lưu lượng truy cập vào máy chủ quá lớn mà máy chủ thiếu tài nguyên để xử lý, thời gian phản hồi sẽ kéo dài;
  • Số lượng PHP worker trên máy chủ không đủ để xử lý nhiều yêu cầu cùng lúc;
  • Cấu hình DNS sai hoặc bộ nhớ cache DNS lỗi thời.

Các biến thể của lỗi 504 gateway time-out

Lỗi 504 gateway time-out có thể hiển thị dưới nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào phần mềm máy chủ, trình duyệt hoặc hệ điều hành. Dù biểu hiện có thay đổi, tất cả đều chỉ ra việc máy chủ không nhận được phản hồi kịp thời từ máy chủ upstream. Dưới đây là những biến thể phổ biến:

  • 504 gateway timeout NGINX: Lỗi xuất hiện khi NGINX – một máy chủ web phổ biến hoạt động như proxy hoặc bộ cân bằng tải, không nhận được phản hồi kịp thời từ máy chủ upstream;
  • Gateway time-out: Một biến thể phổ biến của lỗi 504, xảy ra khi máy chủ không thể phản hồi yêu cầu trong khoảng thời gian quy định;
  • HTTP Error 504: Trên trình duyệt Google Chrome, lỗi có thể xuất hiện dưới dạng này khi không thể truy cập trang web;
  • Error 504 hoặc 504 Error: Trên các thiết bị Android, lỗi này thường được thể hiện ngắn gọn dưới dạng “Error 504” mà không có thêm thông tin chi tiết;
  • 504 Gateway Time-out. The server didn’t respond in time: Thông báo này xuất hiện khi máy chủ không phản hồi đúng thời gian trên một số trình duyệt;
  • This site can’t be reached. Domain took too long to respond: Trình duyệt không thể thiết lập kết nối với tên miền trong khoảng thời gian cho phép, dẫn đến lỗi này;
  • HTTP Error 504 – Gateway time-out (macOS): Biến thể này phổ biến trên hệ điều hành macOS khi không nhận được phản hồi từ máy chủ.

Cách khắc phục lỗi 504 gateway time-out

cach khac phuc loi 504 gateway time out

Để giải quyết lỗi 504 Gateway Timeout và tiếp tục công việc hoặc học tập một cách hiệu quả, bạn có thể thử các phương pháp sau:

Tải lại trang web

Đôi khi, lỗi 504 xảy ra do lưu lượng truy cập quá cao, làm máy chủ chưa kịp phản hồi. Để khắc phục, hãy thử tải lại trang web bằng cách nhấn nút tải lại trên trình duyệt hoặc sử dụng phím F5. Nếu trang vẫn không hoạt động sau khi tải lại, hãy đợi từ 5 đến 10 phút rồi thử lại.

Kiểm tra và khởi động lại mạng Internet

Đôi khi, lỗi này có thể liên quan đến đường truyền mạng của bạn. Nếu bạn đang gặp lỗi khi chơi game hoặc sử dụng mạng, hãy khởi động lại modem hoặc router wifi của bạn để đảm bảo kết nối mạng ổn định.

Kiểm tra cài đặt proxy

Lỗi 504 Gateway Timeout có thể do máy chủ proxy gây ra, đặc biệt nếu proxy chặn truy cập hoặc cấu hình sai. Để kiểm tra và khắc phục, bạn cần tắt proxy trên máy tính và thử tải lại trang web. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho hệ điều hành Windows:

  • Nhấp vào nút Start (Bắt đầu) và chọn biểu tượng hình bánh răng để mở ứng dụng Settings (Cài đặt);
  • Trong cửa sổ Settings, chọn Network & Internet (Mạng & Internet);
  • Trong menu bên trái, chọn Proxy. Tại đây, tìm mục Use a proxy server (Sử dụng máy chủ proxy) và tắt nó;
  • Sau khi tắt proxy, hãy tải lại trang web để kiểm tra xem lỗi 504 đã được giải quyết chưa.

Liên hệ với quản trị viên trang web

Nếu bạn không thể truy cập vào trang web sau khi đã thử các cách trên, hãy liên hệ với quản trị viên hoặc chủ sở hữu của trang web. Có thể trang web đang trong quá trình bảo trì hoặc gặp sự cố kỹ thuật. Họ có thể cung cấp thông tin chi tiết và hỗ trợ bạn.

Nhờ sự hỗ trợ của nhà mạng

Nếu bạn đã thực hiện các bước trên mà vẫn không khắc phục được lỗi và cần truy cập trang web ngay, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn. Trình bày rõ tình trạng lỗi và các thông tin liên quan để được hỗ trợ nhanh chóng.

Kiểm tra error log

Để xác định nguyên nhân gây lỗi 504, hãy kiểm tra error log của website. Đăng nhập vào File Manager hoặc sử dụng trình FTP, rồi vào thư mục /wp-content/. Tìm tập tin debug.log – nơi lưu trữ các lỗi và cảnh báo của WordPress. Kiểm tra các thông báo trong tập tin này để xác định đoạn mã gây ra lỗi.

Kiểm tra plugin

kiem tra plugin

Plugin WordPress không tương thích hoặc cấu hình sai có thể dẫn đến lỗi 504. Đặc biệt, các plugin liên quan đến bộ nhớ đệm có thể làm quá tải PHP worker và gây ra lỗi này:

  • Tạm thời tắt tất cả các plugin: Sử dụng File Manager hoặc trình FTP để vào thư mục /wp-content/ và đổi tên thư mục plugins. Điều này sẽ tắt tất cả các plugin;
  • Kiểm tra lại lỗi: Tải lại trang web để xem lỗi 504 có còn xuất hiện không. Nếu lỗi được khắc phục, plugin là nguyên nhân gây ra lỗi;
  • Xác định plugin gây lỗi: Khôi phục lại tên thư mục plugins và tắt từng plugin một để tìm ra plugin gây ra vấn đề. Kích hoạt lại từng plugin và kiểm tra trang web sau mỗi lần để xác định nguồn gốc lỗi.

Thay đổi thời gian thực thi PHP

Nếu một script PHP tốn quá nhiều thời gian để thực thi, có thể gây ra lỗi 504. Để tăng thời gian thực thi tối đa, bạn có thể:

  • Sửa tập tin .htaccess: Thêm hoặc chỉnh sửa dòng php_value max_execution_time 60 trong tập tin .htaccess của bạn. Bạn có thể tăng giá trị lên 120 hoặc 180 nếu cần;
  • Cài đặt plugin Google Pagespeed Insights: Plugin này có thể giúp bạn tối ưu hóa thời gian thực thi và cải thiện hiệu suất;
  • Thay đổi cấu hình PHP trong cPanel: Đăng nhập vào cPanel, vào mục Select PHP Version hoặc PHP Configuration và điều chỉnh giá trị max_execution_time theo yêu cầu;

Cấu hình DNS

Vấn đề DNS có thể gây ra lỗi 504 tại cả máy chủ và máy khách:

  • Tại máy chủ: Nếu trang web vừa chuyển sang tên miền hoặc máy chủ mới, có thể mất từ 28 – 48 giờ để cập nhật DNS toàn cầu. Đảm bảo rằng địa chỉ IP mới đã được phân giải chính xác;
  • Tại máy khách: Dọn dẹp cache DNS trên hệ điều hành để xóa bỏ các tập tin cache lỗi hoặc quá đát. Cách thực hiện tùy thuộc vào hệ điều hành của bạn, nhưng thường bao gồm lệnh hoặc công cụ để làm sạch cache DNS.

>>XEM THÊM:

Hy vọng qua những thông tin vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lỗi 504 gateway time-out cũng như cách xác định và khắc phục sự cố này khi gặp phải. Hãy theo dõi T2QWIFI để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về công nghệ và các vấn đề liên quan đến mạng Internet nhé.

Tin liên quan
Giao thức mạng ARP là gì? Phân loại, tầm quan trọng và cơ chế hoạt động của giao thức ARP. Tham khảo ngay nhé!
Giải đáp thắc mắc cáp quang là gì, phân loại cáp quang phổ biếny, tìm hiểu chi tiết về mạng cáp quang
IP Public là gì? Vì sao địa chỉ IP Public lại thay đổi? Điểm khác biệt giữa địa chỉ IP Public và địa chỉ IP Private
youtube
youtube
youtube