08:00 - 21:00

RAID Là Gì? Cách Thức Hoạt Động Của RAID

Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ RAID nhưng không hiểu rõ RAID là gì? Vậy thì hãy tham khảo ngay nội dung sau đây, T2QWIFI sẽ giải thích chi tiết cho bạn.

Từ một thành phần chỉ có trên các hệ thống máy tính lớn, máy trạm, máy chủ, trong vài năm trở lại đây RAID đã được đưa vào các máy tính để bàn dưới dạng tích hợp đơn giản. Vậy RAID là gì? T2QWIFI sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về công nghệ này và giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho nhu cầu lưu trữ của mình. Hãy tìm hiểu ngay nhé!

RAID là gì?

RAID la gi

RAID là gì?

RAID là viết tắt của Redundant Arrays of Independent Disks (Mảng ổ đĩa độc lập dự phòng) hoặc Redundant Arrays of Inexpensive Disks (Mảng ổ đĩa giá rẻ dự phòng).

Đây là công nghệ ghép nhiều ổ cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng duy nhất, nhằm gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc tăng cường độ an toàn cho dữ liệu lưu trữ, hoặc kết hợp cả hai mục đích này. RAID là giải pháp lưu trữ tối ưu cho dữ liệu, giúp tăng tốc độ, tăng độ an toàn, tăng dung lượng lưu trữ và cân bằng hiệu năng cho hệ thống.

Cách thức hoạt động của RAID 

Cach thuc hoat dong cua RAID 

RAID là gì?

Cách thức hoạt động của RAID là sao chép dữ liệu lên hai hoặc nhiều ổ cứng vật lý được liên kết với nhau bằng 1 RAID Controller. RAID Controller có thể dựa trên một trong 2 nền tảng phần cứng hoặc phần mềm.

3 phương thức hoạt động chính để lưu trữ dữ liệu của công nghệ này là:

Striping

Đây là phương pháp phân chia dải chia dữ liệu thành các khối theo kích thước nhất định bằng nhau và ghi xen kẽ lên các ổ cứng trong hệ thống RAID. Ví dụ: với RAID 0 gồm 3 ổ cứng, mỗi khối dữ liệu sẽ được chia thành 3 phần bằng nhau và ghi lần lượt lên ổ cứng 1, 2, 3.

Mirroring

Phương pháp này lưu trữ những bản sao chính xác của dữ liệu các thành viên trên cùng một RAID. Dữ liệu được ghi đồng thời lên hai hoặc nhiều ổ cứng trong hệ thống RAID. Ví dụ: với RAID 1 gồm 2 ổ cứng, dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên cả hai ổ cứng.

Parity

Phương pháp này hoạt động bằng cách tính toán một bit kiểm tra chẵn lẻ cho mỗi khối dữ liệu và lưu trữ bit kiểm tra chẵn lẻ này cùng với dữ liệu trên một ổ cứng riêng biệt trong hệ thống RAID. 

Một số loại RAID phổ biến hiện nay

Mot so loai RAID pho bien hien nay

RAID là gì?

Có nhiều cấp độ RAID khác nhau, mỗi cấp độ có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số loại RAID phổ biến hiện nay:

RAID 0

  • Ưu điểm: cung cấp tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh nhất do dữ liệu được phân chia song song lên nhiều ổ cứng;
  • Nhược điểm: không có tính dự phòng dữ liệu, nếu một ổ cứng bị hỏng, tất cả dữ liệu sẽ bị mất. Chỉ cần một ổ cứng gặp trục trặc thì thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và hư hoàn toàn dữ liệu;
  • Phù hợp với nhu cầu truy cập nhanh dữ liệu tốc độ cao, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ, video số.

RAID 1

  • Ưu điểm: cung cấp tính dự phòng dữ liệu hoàn hảo, dữ liệu được sao chép đồng thời lên hai ổ cứng. Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin hư hỏng;
  • Nhược điểm: dung lượng lưu trữ chỉ bằng một nửa tổng dung lượng ổ cứng;
  • Phù hợp với nhu cầu bảo mật dữ liệu cao, ưu tiên tính an toàn hơn tốc độ.

RAID 5

  • Ưu điểm: Cân bằng giữa tốc độ và tính dự phòng dữ liệu, đòi hỏi ít nhất 3 ổ cứng. Sử dụng phương pháp Parity để bảo vệ dữ liệu;
  • Nhược điểm: Hiệu suất ghi dữ liệu chậm hơn RAID 0 và RAID 1;
  • Phù hợp với nhu cầu vừa cần tốc độ vừa cần tính an toàn, dung lượng lưu trữ lớn.

RAID 6

  • Ưu điểm: Cung cấp khả năng chịu đựng rủi ro cao hơn RAID 5, đòi hỏi ít nhất 4 ổ cứng. Sử dụng hai bit Parity để bảo vệ dữ liệu;
  • Nhược điểm: Hiệu suất ghi dữ liệu chậm hơn RAID 5, chi phí cao hơn;
  • Phù hợp với các máy chủ chứa dữ liệu quan trọng, yêu cầu hệ thống hoạt động liên tục.

Ưu, nhược điểm của RAID

Uu nhuoc diem cua RAID

RAID là gì?

RAID có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Các ưu điểm của RAID gồm:

  • Tăng tốc độ: dữ liệu được phân chia song song lên nhiều ổ cứng, giúp tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu đáng kể;
  • Tăng độ an toàn: bảo vệ dữ liệu khỏi nguy cơ mất mát do hỏng ổ cứng. Khi một ổ cứng trong hệ thống RAID bị hỏng, dữ liệu vẫn được bảo toàn nhờ có bản sao lưu trên các ổ cứng khác;
  • Tăng dung lượng lưu trữ: ghép nhiều ổ cứng thành một hệ thống giúp tăng dung lượng lưu trữ tổng thể, đáp ứng nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng của dữ liệu;
  • Cân bằng hiệu năng và an toàn: cung cấp nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ có sự cân bằng giữa hiệu năng và an toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng biệt.

Nhược điểm

Các bất cập của RAID có thể kể đến như:

  • Giảm hiệu suất: cấu hình RAID có thể làm giảm hiệu suất của hệ thống, đặc biệt là khi ghi dữ liệu.
  • Tăng chi phí: việc sử dụng RAID đòi hỏi nhiều ổ cứng hơn, dẫn đến chi phí cao hơn so với sử dụng ổ cứng đơn lẻ.
  • Phức tạp: cấu hình và quản lý hệ thống RAID có thể phức tạp hơn so với sử dụng ổ cứng đơn lẻ.
  • Nguy cơ mất dữ liệu: việc khôi phục dữ liệu từ RAID có thể phức tạp và tốn kém nếu một hoặc nhiều ổ cứng bị hỏng.

Một số điều kiện cần thiết để sử dụng RAID

Để sử dụng RAID, có một số điều kiện cần thiết cần được xem xét, bao gồm:

  • Nhiều ổ đĩa cứng: yêu cầu ít nhất hai ổ đĩa cứng, tùy thuộc vào cấu hình RAID cụ thể;
  • Phần cứng tương thích: bo mạch chủ hoặc bộ điều khiển RAID phải hỗ trợ cấu hình RAID mong muốn;
  • Dung lượng ổ đĩa phù hợp: các ổ đĩa nên có cùng dung lượng để tối ưu hiệu suất và dung lượng lưu trữ;
  • Phần mềm quản lý RAID: hệ điều hành hoặc phần mềm chuyên dụng để cấu hình và quản lý mảng RAID;
  • Nguồn điện ổn định: cần nguồn điện liên tục và ổn định để tránh mất dữ liệu;
  • Kiến thức kỹ thuật: người dùng cần có những hiểu biết nhất định về cách cấu hình và quản lý RAID để dễ dàng sử dụng;
  • Dự phòng: bạn nên có kế hoạch sao lưu dữ liệu bổ sung, vì RAID không thay thế hoàn toàn cho việc sao lưu.

>>XEM THÊM:

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu được RAID là gì. Hãy theo dõi T2QWIFI thường xuyên để biết được thêm nhiều thông tin về máy tính nhé.

Tin liên quan
MQTT là gì? Đây là một giao thức kết nối các thiết bị với hệ thống máy tính dễ triển khai và có khả năng truyền dữ liệu IoT, từ đám mây đến các thiết bị hiệu quả
Giao thức mqtt là gì? MQTT là một giao thức nhắn tin cho việc giao tiếp giữa các máy với nhau và sử dụng rộng rãi, ứng dụng máy tính và mạng IoT
ADSL là gì? Asymmetric Digital Subscriber Line là một công nghệ truyền dữ liệu sử dụng đường truyền cáp đồng, tốc độ đường truyền không giới hạn
youtube
youtube
youtube